Xe mô tô hay xe gắn máy đều có thiết kế và cách thức hoạt động khá tương đồng nên nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa hai dòng xe này. Tuy nhiên để phân biệt được xe gắn máy và xe mô tô rõ ràng là việc cần thiết để nhiều người điều khiển phương tiện thực hiện đúng các điều luật, quy định liên quan khi tham gia giao thông.
Mục Lục
Bằng lái xe máy A1 là gì?
Bằng lái xe A1 hay còn gọi là giấy phép lái xe A1 (GPLX) là hạng lái xe cơ bản và thấp nhất trong các bằng lái xe, dùng cho người lái xe có nhu cầu điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh.
Bằng lái xe có hình dạng khá giống với chiếc thẻ ATM mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Nó là 1 phần không thể thiếu khi bạn điều khiển xe máy tham gia giao thông, khi bạn điều khiển phương tiện mà không đem theo GPLX sẽ bị phạt rất nặng từ 800.000đ-1200.000đ .
Bằng lái xe A2 là gì?
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT mới nhất về quy định về đào tạo,sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ngày 15 tháng 4 năm 2017
Bằng A2 sẽ cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, bao gồm các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Vậy bằng lái xe A2 hay còn gọi chính xác là Giấy phép lái xe hạng A2 là một loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể, cho phép người đó vận hành, lưu thông và tham gia giao thông theo loại xe tương ứng với hạng A2
Vi phạm không có GPLX khi tham gia giao thông:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích phân khối dưới 175 cm3.
Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích phân khối từ 175 cm3 trở lên.
Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy lưu thông đường bộ.
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Khá nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ cần có bằng lái xe A1 là có thể được phép điều khiển được mọi phương tiện xe máy, xe mô tô thậm chí là xe có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên. Nhận thức sai lầm này sẽ khiến cho mọi người có thể bị phạt một số tiền oan uổng. Do đó các bạn cần lưu ý và nắm rõ thông tin này nhé để tránh
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy
Theo khoản 3.39 và 3.40 trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, 2 phương tiện này được định nghĩa như nhau:
– Xe mô tô là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự dùng để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh và sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Quy định này không bao gồm xe gắn máy.
– Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 hoặc 3 bánh và vận tốc lớn nhất không quá 50 km/h. Nếu động cơ dẫn là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được phép lớn hơn 50cm3.
Phân biệt xe mô tô và xe gắn máy theo cách đơn giản nhất là tất cả các loại xe có tốc độ tối đa lớn hơn 50 km/h, động cơ đốt trong có dung tích phân khối lớn hơn 50cm3 là xe máy (xe mô tô). Và xe gắn máy thì ngược lại.
Quy định pháp luật hiện hành về 2 loại phương tiện tham gia giao thông này cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:
Nên mua xe mô tô hay xe gắn máy?
Để lựa chọn chính xác loại phương tiện xe mô tô và xe gắn máy phù hợp với bản thân, người sử dụng phương tiện cần lưu ý và cân nhắc đến các tiêu chí sau:
Mỗi người sử dụng xe sẽ có nhu cầu đi lại khác nhau cả về quãng đường lẫn tần suất sử dụng. Ví dụ, những người đi lại không diễn ra thường xuyên hoặc chỉ đi quãng đường ngắn mỗi ngày như nội trợ, học sinh thì chỉ cần một chiếc xe gắn máy dưới 50 phân khối là đủ. Còn với nhu cầu đi lại thường xuyên như nhân viên văn phòng, người đi làm thì đi xe máy có thể sẽ phù hợp hơn.
Như vậy với thông tin trên mình đã cung cấp cho người đọc hiểu và phân biệt được xe mô tô và xe gắn máy như thế nào, cách vận hành và những yêu cầu khi tham gia giao thông của từng loại xe như thế nào. Chúc bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để tránh vi phạm khi tham gia giao thông.
Xem thêm tại… …thia1.com .