Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu? Căn cứ quy định Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/lần vi phạm.
Mục Lục
Bằng lái xe máy A1 là gì?
Bằng lái xe A1 hay còn gọi là giấy phép lái xe A1 (GPLX) là hạng lái xe cơ bản và thấp nhất trong các bằng lái xe, dùng cho người lái xe có nhu cầu điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh.
Bằng lái xe có hình dạng khá giống với chiếc thẻ ATM mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Nó là 1 phần không thể thiếu khi bạn điều khiển xe máy tham gia giao thông, khi bạn điều khiển phương tiện mà không đem theo GPLX sẽ bị phạt rất nặng từ 800.000đ-1200.000đ .
Các loại giấy tờ cần mang khi điều khiển xe máy tham gia giao thông
Căn cứ khoản 2, Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông cần phải có đầy đủ 4 loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển phương tiện giao thông thông loại xe cơ giới đã được quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận kiểm định độ an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới đã được quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.
Như vậy, giấy phép lái xe là một trong 4 loại giấy tờ bắt buộc người điều khiển xe phải có và mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp, chủ xe cơ giới không có hoặc không bằng lái sẽ xử phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật.
Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
– Trường hợp không có GPLX A1:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích phân khối dưới 175 cm3.
Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích phân khối từ 175 cm3 trở lên.
Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy lưu thông đường bộ.
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Khá nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ cần có bằng lái xe A1 là có thể được phép điều khiển được mọi phương tiện xe máy, xe mô tô thậm chí là xe có dung tích xi lanh từ 175 phân khối trở lên. Nhận thức sai lầm này sẽ khiến cho mọi người có thể bị phạt một số tiền oan uổng. Do đó các bạn cần lưu ý và nắm rõ thông tin này nhé để tránh mất tiền vô tội vạ.
Quên bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu không mang theo GPLX khi tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/lần vi phạm.
Không có giấy phép lái xe máy có bị giữ xe không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), Cảnh sát giao thông (CSGT) hoặc người thi hành công vụ có quyền tạm giữ phương tiện trước khi quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông.
Cụ thể theo luật:
Người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện của người điều khiển xe để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi năm 2020) với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21.
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn giữ phương tiện là 7 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có những tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.
Làm thế nào để chứng minh với CSGT khi quên bằng lái xe?
Điều quan trọng là nếu quên mang bằng lái xe, người vi phạm cần trình bày được bằng chứng là có sở hữu bằng lái xe. Những đã quên đem theo bằng lái, tuy nhiên bạn không cần phải chứng minh ngay tại thời điểm phạm lỗi, mà chỉ cần xuất trình bổ sung trong đúng thời hạn.
Theo khoản 3 của điều 82, nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển xe máy không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt về hành vi KHÔNG có giấy phép lái xe mà tham gia giao thông đường bộ, CSGT sẽ giữ phương tiện kèm theo phiếu hẹn.
Trong thời hạn hẹn người lái xe đến để giải quyết, nếu xuất trình được Giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được hạ mức phạt về hành vi “không có bằng lái xe máy xuống mức phạt về hành vi “Không mang theo giấy phép lái xe”. Ngược lại, nếu quá hẹn mà bạn không xuất trình được giấy phép lái xe thì phải chịu mức phạt như ban đầu.
Xem thêm tại… …thia1.com .